Tất tần tật về kĩ thuật lấy dấu răng mà bạn cần biết

Nếu quá trình lấy dấu răng không chuẩn sẽ dẫn đến những sai lệch ở các thao tác sau, rất khó để có thể sửa chữa, từ đó không thể đảm bảo quá trình phục hình răng được thành công. Vậy, lấy dấu răng để làm gì, thao tác lấy dấu cho răng diễn ra như thế nào? Bài viết này từ NHA KHOA ASIA sẽ mách bạn tầm quan trọng của việc lấy dấu răng trong nha khoa.

Cùng NHA KHOA ASIA tìm hiểu về lấy dấu răng nhé!
Cùng NHA KHOA ASIA tìm hiểu về lấy dấu răng nhé!

Lấy dấu răng để làm gì và kĩ thuật này đóng vai trò ra sao trong nha khoa?

Lấy dấu răng là bước đầu tiên vô cùng quan trọng trong rất nhiều dịch vụ nha khoa như cấy ghép răng Implant, trồng răng giả tháo lắp, bọc răng sứ, phục hình răng gãy, sứt mẻ… Bác sĩ sẽ xác định chính xác toàn bộ khuôn mẫu của hàm răng, sau đó tiến hành gửi dấu răng này cho phòng lab để chế tạo răng sứ đúng kích thước và tỉ lệ của khách hàng, mang lại hiệu quả phục hình cao, tránh được những trường hợp không vừa kích cỡ hay sai lệch vị trí và nhiều tác động tiêu cực khác. Bởi vậy nên quá trình lấy dấu răng cần được đảm bảo thực hiện chính xác, tỉ mỉ, không được xảy ra bất cứ sai sót nào.

Lấy dấu răng là kĩ thuật hết sức quan trọng trong nha khoa
Lấy dấu răng là kĩ thuật hết sức quan trọng trong nha khoa

Ngoài ra, kĩ thuật lấy dấu răng còn mang lại một số lợi ích khác như:

  • Giúp bác sĩ lưu lại được tình trạng hàm răng và khớp cắn trước khi bắt đầu điều trị cũng như phục hình.
  • Mẫu vật thu được sau khi lấy dấu là tài liệu để bác sĩ chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị, phục hình chi tiết cho mỗi đối tượng riêng với các dịch vụ khác nhau.
  • Giúp bác sĩ có thể xác định thời gian điều trị cụ thể cho khách hàng.

Vừa rồi là lời giải đáp cho thắc mắc lấy dấu răng để làm gì cũng như lợi ích mà kĩ thuật này mang lại. Vậy, có những cách lấy dấu răng nào? Tiếp tục theo dõi cùng NHA KHOA ASIA nhé!

Các cách lấy dấu răng thường gặp

Trong nha khoa có 2 cách phổ biến để lấy dấu răng là lấy trực tiếp và lấy gián tiếp.

Lấy dấu răng trực tiếp bằng bột lấy dấu răng, thạch cao

Phương pháp thủ công này hiện nay vẫn còn được sử dụng rộng rãi trong nha khoa. Để thực hiện, cần chuẩn bị đầy đủ những thứ sau: 1 cái cốc/bát, 1 bay trộn, 1 khay lấy dấu, 1 mẫu hàm, bột lấy dấu răng (Alginate), bột thạch cao.

Thao tác lấy dấu này bao gồm 4 bước:

  • Bước 1: đổ bột lấy dấu răng vào cốc và cho một ít nước vừa phải, sau đó trộn thật đều và mịn, lưu ý phải trộn thật nhanh tay trong khoảng 30 đến 40 giây.
  • Bước 2: đổ bột đã trộn ra khay lấy dấu, cẩn thận tránh để bột tràn ra ngoài.
  • Bước 3: đặt khay lấy dấu này vào hàm răng của bệnh nhân và đợi trong khoảng 5 đến 7 phút.
  • Bước 4: trộn tiếp bột thạch cao giống như ở bước 1, sau đó đổ bột thạch cao vào khay lấy dấu ở bước 3. Đợi chừng 1 giờ đồng hồ để bột thạch cao đông cứng lại và ta đã lấy được dấu răng thành công.
Phương pháp lấy dấu răng trực tiếp
Phương pháp lấy dấu răng trực tiếp

Lấy dấu răng gián tiếp bằng công nghệ CAD/CAM

Lấy dấu răng gián tiếp bằng công nghệ CAD/CAM rất được ưa chuộng
Lấy dấu răng gián tiếp bằng công nghệ CAD/CAM rất được ưa chuộng

Công nghệ CAD/CAM ra đời thay thế toàn bộ thao tác lấy dấu răng thủ công bằng cách điều khiển và chạm khắc hoàn toàn bằng công nghệ máy tính. Với công nghệ CAD/CAM, lấy dấu răng sẽ dựa trên kỹ thuật Scan (thiết bị quét trong miệng).

Bác sĩ sẽ sử dụng kĩ thuật Scan để lấy thông tin chính xác ở từng khách hàng, sau đó từ những thông tin đó, kỹ thuật viên sẽ cho ra thiết kế ra răng sứ phục hình bản mềm. Sau đó, dấu răng được đưa đến phòng lab và được chế tác ra răng thật với chất liệu sứ.

Vậy là chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về lợi ích, thao tác và các cách lấy dấu răng hiện nay. Hi vọng NHA KHOA ASIA vừa mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích nếu như bạn đang có khúc mắc về kĩ thuật này. Nếu bạn cần được tư vấn thêm về lấy dấu răng, hãy đến với NHA KHOA ASIA để nhận được những trải nghiệm tốt nhất!



source https://nhakhoaasia.com/bot-lay-dau-rang

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ăn kẹo sâu răng có đúng không? Nguyên nhân và hậu quả

Nguyên nhân bọc răng sứ bị lệch khớp cắn? Cần phải làm gì?

Bọc răng sứ mất bao lâu? Những điều cần biết khi thực hiện bọc răng sứ