Bị móm là tình trạng như thế nào và có cách điều trị móm hay không?

Móm được biết đến là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải và mong muốn điều trị để đem lại sự tự tin. Bài viết này, chúng tôi sẽ đem đến cho bạn câu trả lời về việc bị móm cùng với đó là cách điều trị móm hiệu quả nhất.

Giải đáp thắc mắc về việc bị móm là gì và tại sao lại có nhiều người móm?
Giải đáp thắc mắc về việc bị móm là gì và tại sao lại có nhiều người móm?

Trả lời câu hỏi bị móm là gì?

Móm (còn được gọi là khớp cắn ngược), đây được biết đến là thuật ngữ trong ngành nha khoa dùng để chỉ những người có phần cằm dưới bị chìa ra ngoài và lệch quá nhiều so với hàm trên. Nếu như là người bình thường thì các bộ phận như nhân trung, môi trên và môi dưới sẽ đều và tạo thành 1 đường thẳng.

Trong khi đó thì đối với những trường hợp người bị móm, đường thẳng thông thường sẽ bị gấp khúc và chìa ra trước ở khu vực tiếp giáp giữa mũi và môi. Việc bị móm nặng hay móm nhẹ còn tùy thuộc vào mức độ chìa ra của nhóm răng dưới so với răng trên.

Người già, đặc biệt là những người tầm trên 80 tuổi thì sẽ thường bị móm. Nguyên nhân chính là do họ đã bị mất hết răng và lúc này, phần môi sẽ bị thụt vào trong và cằm bị đưa ra ngoài.

Tìm hiểu về các loại móm hiện nay

Ngoài việc phân chia việc bị móm thành 2 mức độ là nặng hay nhẹ thì các bác sĩ cũng dựa vào nguyên nhân gây ra tình trạng móm. Qua đó mới có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất cho người bị móm.

Trường hợp răng móm

Nguyên nhân dẫn đến móm đầu tiên là móm do răng, đây chính là tình trạng được xác định bởi hướng mọc và trục của nhóm răng cửa. Thay vì việc răng cửa có thể mọc thẳng đứng và song song với nướu thì những chiếc răng cửa mọc ở hàm dưới sẽ mọc chéo ra trước. Điều này sẽ khiến cho phần môi dưới của bệnh nhân bị đẩy ra ngoài nhiều hơn và qua đó tạo thành trường hợp móm răng.

Người bị móm do răng thực tế cũng không cần phải quá lo lắng vì đối với trường hợp này, việc điều trị cũng sẽ dễ dàng hơn và thực chất cũng không cần can thiệp sâu. Tuy nhiên bạn cũng đừng nên chủ quan mà cần phải xử lý sớm hết mức có thể để tránh được các biến chứng xấu, đặc biệt là đối với trẻ em.

Tình trạng móm có thể là do răng, do hàm hoặc cả 2
Tình trạng móm có thể là do răng, do hàm hoặc cả 2

Trường hợp hàm móm

Những người bị móm do hàm đương nhiên vẫn có răng cửa mọc thẳng nhưng điểm nổi bật của tình trạng này đó chính là toàn bộ cấu trúc xương hàm của người bệnh sẽ bị chìa ra phía trước.

Móm hàm được nhận định là tuy rằng khó phát hiện cũng như là khó can thiệp hơn so với móm răng nhưng nếu như tình trạng này được chẩn đoán sớm thì bác sĩ sẽ có thể đưa ra được những giải pháp phù hợp, từ đó bệnh nhân cũng nhanh chóng hạn chế mức độ móm có thể xảy ra cũng như là giảm thiểu mức độ phức tạp khi điều trị.

Tình trạng bị móm do cả răng lẫn hàm

Việc bệnh nhân bị móm cả răng lẫn móm hàm chính là trường hợp phức tạp và khó điều trị nhất. Lúc này, bệnh nhân sẽ vừa có nhóm răng cửa chìa ra trước, đồng thời là có cấu trúc xương hàm dưới phát triển quá mạnh.

Răng móm và hàm móm khác nhau như thế nào?

Để có thể nhận biết một người có móm hay không thì thường rất dễ và bạn cũng chỉ cần quan sát khuôn mặt bên ngoài của một người là cũng có thể nhanh chóng nhận ra. Tuy nhiên, việc xác định được nguyên nhân móm thì phải nhờ đến bác sĩ chuyên khoa bởi việc này rất khó và cần sự can thiệp của các thiết bị máy móc trong quá trình chẩn đoán tình trạng răng miệng.

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể phân biệt được bằng mắt thường dựa vào những đặc điểm của răng móm, hàm móm như sau:

  • Bước 1: Trước hết thì bạn hãy đứng trước gương và quan sát xem bạn có bị hàm dưới vẩu ra ngoài hay không. Nếu như thật sự có thì bạn có khả năng cao móm răng còn ngược lại thì có thể là móm hàm.
  • Bước 2: Bạn hãy hơi mở miệng 1 chút, sau đó tiến hành đo khoảng cách chiều ngang của răng cửa hàm dưới so với răng cửa hàm trên. Nếu như lúc này khoảng cách của 2 hàm lớn hơn 5 mm thì nguy cơ cao là hàm móm.

Nhìn chung thì với 2 bước xác định móm mà chúng tôi nêu trên đây chỉ mang tính chất tương đối và bạn không nên quá phụ thuộc vào nó bởi cách này thực tế cũng không thể cho kết quả chính xác tuyệt đối.

Tốt nhất, để có thể xác định được thì bạn nên tới gặp bác sĩ nha khoa. Qua việc chụp ảnh X quang hàm và bác sĩ sẽ phân tích và đưa ra đánh giá chính xác là móm răng hay hàm móm.

So sánh móm răng và móm hàm khác nhau như thế nào
So sánh móm răng và móm hàm khác nhau như thế nào

Những nguyên nhân gây ra tình trạng móm

Thực tế thì có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng bị móm của nhiều người. Dưới đây sẽ là những nguyên nhân gây ra tình trạng này và qua đó bạn cũng có thể hiểu rõ hơn về móm và có được các phương án tốt nhất để hạn chế tình trạng này xảy ra.

Yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân dẫn đến móm

Nguyên nhân khiến cho nhiều người bị móm có đến 90% là do di truyền. Điều này cũng có nghĩa là nếu như cha mẹ, ông bà hoặc người thân có chung huyết thống trong gia đình bị móm bẩm sinh thì sẽ dễ di truyền sang đời sau và khiến cho con cháu cũng có tình trạng móm.

Móm do di truyền tức là những người này có các đoạn gen ức chế sự phát triển của hàm trên nhưng lại khiến cho hàm dưới quá phát. Từ đó giữa 2 hàm có sự mất cân bằng và tạo nên hiện tượng móm.

Những thói quen xấu từ nhỏ

Những tật xấu mà bạn có từ nhỏ như mút tay, ngậm núm giả, bên cạnh đó còn là vị trí đặt lưỡi nghỉ không đúng cũng có thể là nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng móm. Việc duy trì những thói quen xấu này suốt thời gian dài cũng sẽ khiến cho răng cửa của bạn bị sai lệch. Không những thế, nó còn khiến cho xương hàm của bạn phát triển không đúng cách và tạo ra móm.

Tại sao lại có tình trạng móm là điều được nhiều người quan tâm
Tại sao lại có tình trạng móm là điều được nhiều người quan tâm

Mất răng là nguyên nhân dẫn đến việc bị móm

Nếu vì lý do nào đó khiến cho bạn bị mất răng và bạn không áp dụng các kỹ thuật phục hình răng sớm thì nó cũng sẽ gây ra hiện tượng móm. Lý do chính là khi không có lực nhai tác động ở khu vực mất răng, bạn sẽ dễ bị tiêu xương và từ đó làm cho nướu bị tụt, răng bị xô lệch.

Đặc biệt đó là trong trường hợp nếu như bạn bị mất răng hàm trên, xương hàm nếu như bị tiêu lâu thì cũng sẽ khiến diện tích hàm trên bị teo lại, từ đó gây ra móm. Bạn càng mất nhiều răng thì tình trạng móm sẽ càng biểu hiện rõ.

Làm thế nào để điều trị móm?

Rất nhiều người có chung thắc mắc đó chính là có phương pháp nào để điều trị móm hay không. Thực tế đối với việc các dịch vụ nha khoa ngày càng phát triển, tiên tiến thì có rất nhiều phương pháp để cải thiện những vấn đề mà răng miệng gặp phải. Chúng tôi sẽ đem đến cho bạn một vài phương pháp điều trị cho người bị móm thường được sử dụng nhất:

  • Bọc răng sứ chữa móm: Nhiều người quan tâm và đưa ra thắc mắc về việc bị móm có bọc răng sứ được không và câu trả lời dành cho bạn đó chính là có. Bên cạnh đó thì đây cũng được đánh giá là phương pháp điều trị móm răng hiệu quả được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
  • Niềng răng: Để trả lời cho câu hỏi bị móm có nên niềng răng hay không thì phương pháp niềng răng được rất nhiều người quan tâm và lựa chọn. Điều này có thể chỉnh khớp cắn ngược một cách hiệu quả nhất nhưng thời gian niềng răng có thể sẽ khá lâu.
  • Phẫu thuật hàm: Việc phẫu thuật hàm được biết đến là một trong những phương pháp điều trị cho những người bị móm hàm nặng và không thể can thiệp bằng việc bọc răng sứ hay niềng răng.
Những phương pháp điều trị móm hiệu quả nhất bạn có thể tham khảo
Những phương pháp điều trị móm hiệu quả nhất bạn có thể tham khảo

Trên đây là những thông tin cơ bản về móm và cách điều trị hiệu quả cho người bị móm. Để thực hiện những dịch vụ này, bạn cần chọn một nha khoa uy tín như NHA KHOA ASIA. Qua đó, mọi quy trình cũng sẽ được thực hiện một cách an toàn và đem lại hiệu quả cao nhất.



source https://nhakhoaasia.com/bi-mom

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ăn kẹo sâu răng có đúng không? Nguyên nhân và hậu quả

Nguyên nhân bọc răng sứ bị lệch khớp cắn? Cần phải làm gì?

Bọc răng sứ mất bao lâu? Những điều cần biết khi thực hiện bọc răng sứ