Răng bị mẻ có trám được không?
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng mẻ răng? Răng bị mẻ có trám được không? Đây là những câu hỏi thắc mắc mà nhiều khách hàng quan tâm nhất hiện nay. Vậy để giải đáp những câu hỏi này, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây!
Trước khi tìm hiểu về răng bị mẻ có trám được không hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân khiến răng bị mẻ.
Trám răng là gì?
Đây là phương pháp sử dụng phổ biến trong nha khoa, với phương pháp này bác sĩ sẽ bổ sung men răng nhân tạo nhằm phục hồi mô răng do khiếm khuyết như: sứt mẻ, răng thưa, răng bị sâu, giúp răng hoàn thiện về cả mặt hình dáng lẫn màu sắc.
Hiện nay có 4 loại vật liệu được sử dụng phổ biến để trám lại răng sứ như:
- Trám răng hỗn hợp bạc (amalgam): Chất liệu này là hỗn hợp bao gồm bạc, thiếc, kẽm, đồng và thủy ngân (chiếm gần 50% hỗn hợp, là chất có khả năng chịu mài mòn, chịu lực tốt. Tuy nhiên chất liệu này dễ bị phát hiện bởi màu sắc vùng trám tối hơn màu răng tự nhiên. Loại trám răng này có giá thành thấp nhất trong số các loại vật liệu trám hiện tại.
- Trám răng plastic tổng hợp composite: Phương pháp trám răng thẩm mỹ hiệu quả cao bởi cho màu sắc tương tự với màu răng tự nhiên. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thích hợp với các lỗ sâu nhỏ bởi vật liệu này rất dễ mòn và bị bong. Do đó, tuổi thọ của chất liệu này thấp hơn các loại vật liệu khác.
- Trám răng sứ: Vật liệu này có màu gần giống răng tự nhiên, không bị nhuộm màu thực phẩm khi ăn uống, chúng mang lại những ưu điểm thẩm mỹ, khả năng chống bám bẩn và ăn mòn tốt hơn so với vật liệu composite. Chất liệu trám răng sứ có tuổi thọ cao hơn những chất liệu khác.
Nguyên nhân đến tình trạng mẻ răng
Răng bị mẻ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến như:
- Do va chạm mạnh hoặc lực tác động mạnh từ bên ngoài.
- Do thói quen nghiến răng khi ngủ dẫn đến răng bị yếu dần đi và dễ bị nứt, mẻ.
- Do dùng răng để cắn các vật cứng hoặc ăn những thức ăn quá cứng.
- Do răng bị thiếu canxi.
- Do mắc các bệnh lý răng miệng khiến răng trở nên yếu và dễ bị mẻ hơn.
Vậy răng bị mẻ có trám được không?
Những trường hợp nào có thể trám răng
Một số trường hợp phù hợp để trám răng, cụ thể:
- Răng bị sâu.
- Răng bị tổn thương nhưng chưa ảnh hưởng đến tủy.
- Răng thưa ở mức độ vừa phải, khoảng cách giữa các răng không quá lớn.
- Răng bị mòn men, đen chân răng.
- Răng bị mẻ mà không muốn mài răng bọc sứ.
Răng cửa bị mẻ có trám được không?
Răng bị mẻ có trám được không? Răng khác biệt so với những bộ phận như xương, tóc,… không thể tự hồi phục, sau 1 thời gian khi bị sứt mẻ răng.
Bất kể răng bị mẻ nhỏ hay lớn, ở góc hay chân răng thì đều làm mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. Bởi răng cửa nằm ở vị trí giữa khuôn hàm, lộ ra khi bạn cười nói, ăn nhai.
Răng bị mẻ có trám được không? Bị mẻ răng có sao không? Không chỉ làm bạn mất tự tin khi giao tiếp với người, tự ti trong cuộc sống mà tình trạng này kéo dài lâu có thể gây ra các bệnh lý răng miệng khác.
- Ê buốt răng khi cắn những món ăn cứng, dai.
- Viêm tủy răng.
- Răng sẽ mẻ dần, mòn răng theo thời gian.
- Thức ăn dễ bị bám dính, vi khuẩn xâm nhập gây sâu răng, viêm nướu.
Như vậy, xét cả về mặt thẩm mỹ và sức khỏe, việc trám răng cửa bị mẻ là điều nên thực hiện và càng sớm càng tốt.
Trám răng cửa bị mẻ có đau không? Có thể nói, trám răng cửa chỉ là một kĩ thuật nha khoa đơn giản, nhanh chóng nên bạn hoàn toàn yên tâm về độ an toàn cũng như chất lượng. Bạn không cần lo lắng răng bị mẻ có trám được không, có đau không bởi với sự phát triển của công nghệ hiện đại, việc trám răng trở nên dễ dàng, không gây đau đớn và phương pháp thích hợp cho nhiều tình trạng.
Như vậy, răng bị mẻ có trám được không thì câu trả lời là có.
Răng sứt mẻ nên trám hay bọc sứ?
Có thể thấy, cả 2 phương pháp này điều nhằm mục đich khắc phục tình trạng răng bị mẻ an toàn và khá hiệu quả. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng của vết nứt, vỡ mà mỗi phương pháp sẽ đem lại một hiệu quả khác nhau.
Đối với phương pháp trám răng
Phương pháp này thường dành cho những răng bị mẻ có kích thước nhỏ hơn 2mm. Bởi vì nếu răng bị mẻ quá nhiều, khi trám răng sẽ không đảm bảo chắc chắn, độ thẩm mỹ cho răng, đặc biệt là khi thực hiện trám răng cửa bị mẻ.
Ưu điểm của phương pháp trám răng bể
- Thời gian thực hiện khá nhanh chóng, chỉ mất khoảng từ 15 – 20 phút.
- Phương pháp này không cần phải mài răng thật nên không xâm lấn và tổn hại răng, bảo vệ răng thật một cách tối đa.
- Trám răng cửa bị mẻ bao nhiêu tiền? Phương pháp này có chi phí rẻ hơn so với phương pháp bọc răng sứ rất nhiều. Để biết chính xác giá của phương pháp này liên hệ nha khoa để được báo giá chính xác.
Nhược điểm
- Thời gian của phương pháp trám răng mẻ khoảng 2-3 năm.
- Mảng trám thường bị rơi ra nếu bạn ăn các thực phẩm quá cứng hoặc dai.
Đối với phương pháp bọc sứ
Phương pháp này được đông đảo khách hàng lựa chọn bởi không chỉ khắc phục được tình trạng răng bị bể, khấp khểnh, mà còn đem lại hàm răng trắng sáng, đẹp và đều màu hơn.
Ưu điểm của phương pháp bọc sứ
- Khắc phục hình các răng bị mẻ, vỡ nhiều mà trám răng không thực hiện được.
- Cải thiện tình trạng răng thưa, hở kẽ, xô lệch,… gây khó khăn trong chức năng ăn nhai và vệ sinh răng miệng.
- Cải thiện thẩm mỹ với trường hợp răng bị nhiễm màu nặng.
- Thời gian sử dụng khá lâu, lên đến 20 năm nếu lựa chọn loại răng sứ chất lượng tốt và có chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách.
Nhược điểm
- Với phương pháp bọc sứ, bác sĩ sẽ tiến hành mài răng thật nhỏ đi để làm cùi răng. Do đó, lựa chọn địa chỉ nha khoa kém uy tín, trình độ tay nghề của bác sĩ chưa cao, chưa có nhiều kinh nghiệm dẫn đến việc mài cùi răng không đúng tỉ lệ, làm ảnh hưởng đến răng sứ lẫn răng thật.
- Phương pháp bọc sứ có chi phí cao hơn nhiều so với phương pháp trám răng bị mẻ.
Quy trình trám răng
Tại nha khoa quy trình trám răng bị mẻ được thực hiện đơn giản gồm 4 bước:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Khi đến khám tại nha khoa, bác sĩ sẽ thực hiện chụp X-quang răng miệng để kiểm tra vị trí và số lượng răng cần trám là bao nhiêu. Sau đó sẽ đưa ra vật liệu trám sao cho phù hợp nhất.
Bước 2: Vệ sinh răng miệng và gây tê vùng răng cần trám
Trước khi tiến hành trám răng, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng cho bạn để loại bỏ các mảng bám trên răng còn thừa nhằm hỗ trợ quá trình trám răng đạt hiệu quả tốt nhất. Đồng thời, để bạn không bị đau, khó chịu hay ê buốt trong quá trình trám, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ vùng răng cần trám.
Bước 3: Tiến hành trám răng
Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám đã lựa chọn để trám răng sứt mẻ. Sau đó sử dụng đèn laser để chiếu vào vết trám, giúp vật liệu trám cứng, chắc chắn và cố định.
Bước 4: Chỉnh sửa lại chỗ trám
Để đảm bảo tính thẩm mỹ, bác sĩ sẽ tiến hành chỉnh lại vết trám, loại bỏ vật liệu dư thừa và làm nhẵn và đánh bóng vết trám.
Trên đây chính là những thông tin răng bị mẻ có trám được không đã giúp bạn đưa ra câu trả lời là răng bị mẻ có trám được không. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng răng mẻ nhưng không biết sử dụng phương pháp nào để mang lại hiệu quả, hãy liên hệ nha khoa để được tư vấn nhé!
source https://nhakhoaasia.com/rang-bi-me-co-tram-duoc-khong
Nhận xét
Đăng nhận xét