Tác hại của cao răng và cách loại bỏ cao răng 

Cao răng là một thứ vô cùng gây phiền nhiễu đến không chỉ thẩm mỹ mà còn là vấn đề vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên bể nổi là vậy nhưng thực sự tác hại của cao răng tiềm tàng vô cùng nhiều nguy cơ gây hại đến sức khỏe răng miệng và toàn thân. Để làm rõ hơn các tác hại của cao răng, mời bạn đón đọc bài viết dưới. 

Cao răng là gì? – Tác hại của cao răng 

Sự tích tụ các loại vi khuẩn, mảnh vụn thức ăn trong một thời gian dài trên màng Biofilm sẽ tạo nên cao răng. Bởi nơi mà các mảnh vụn thức ăn dính là ở màng Biofilm. Sau đó các vi khuẩn sẽ tích tụ rồi trở thành lớp màng mềm, mắt thường không nhìn thấy và ngà vàng. Đó là lí do vì sao cao răng gây mất thẩm mỹ cho răng miệng. 

tác hại của cao răng
Cạo vôi răng là gì có tác hại gì?

Cao răng được chia thành 2 loại:

  • Loại thứ nhất là cao răng nước bọt. Loại này chủ yếu thấy ở trên mặt răng, kẽ răng và ở trên lợi. Đặc điểm nhận biết là màu vàng nhạt, nâu vàng hoặc nâu đỏ và mắt thường nhìn rõ.
  • Loại thứ hai là cao răng huyết thanh. Loại này chủ yếu ở mặt răng, kẽ răng và dưới lợi. Đặc điểm của loại này là có màu đen, khá cứng và mắt thường khó nhìn thấy. Loại này nguy hiểm hơn vì nó gây lợi viêm chảy máu.

Tác hại của cao răng nguy hiểm như thế nào? 

Tác hại thứ nhất mà bài viết đề cập đến chính là việc cao răng sẽ làm cản trở cho việc vệ sinh răng miệng. Từ đó dễ gây ra tình trạng hơi thở có mùi hôi và hại cho nướu, đây cũng là nguyên nhân các loại vi khuẩn gây nên bệnh răng miệng. Chính vi khuẩn là thủ phạm làm lên men đường trong thức ăn tạo acid và các hợp chất có tính acid làm hỏng men răng, dẫn đến sâu răng. 

Tác hại thứ hai chính là từ độc tố của vi khuẩn trong các mảng cao răng trong kẽ răng gây ra viêm nhiễm vùng lợi. Cao răng để lâu sẽ lan dần xuống phía dưới chân răng, đẩy lợi tụt xuống, dần dần gây bệnh quanh chân răng và có thể làm rụng răng. 

tác hại của cao răng 2
Tác hại nguy hiểm có thể mang lại từ cao răng

Là một tác hại khá nguy hiểm từ việc tích tụ cao răng đó là bệnh nha chu. Bệnh nha chu nguy hiểm bởi nó có thể còn gây ra một số bệnh nguy hiểm khác như tim mạch, đái tháo thường… ảnh hưởng đến sức khỏe chung của cơ thể. 

Những cách phòng ngừa cao răng

tác hại của cao răng  – Có rất nhiều cách để bạn hạn chế cao răng, và sau đây là những cách mà nha sĩ đã gợi ý cho bạn: 

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đánh răng tối thiểu 2 lần/ mỗi ngày sáng và tối. 
  • Nên sử dụng thêm nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn.  
  • Sau khi ăn uống hãy dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng. 
  • Hạn chế ăn những thức ăn bám dính, có màu. 
  • Đến nha sĩ để thực hiện lấy cao răng định kỳ 4-6 tháng/ 1 lần. 
tác hại của cao răng 32
Những cách phòng ngừa cao răng

Địa chỉ lấy cao răng uy tín hàng đầu – Nha khoa Asia 

Nha Khoa Asia là một trong những địa chỉ nha khoa nổi tiếng hàng đầu cho việc chăm sóc răng miệng. Tại đây có dịch vụ chăm sóc răng miệng như tẩy cao răng, trồng răng Implant, bọc răng sứ thẩm mỹ, niềng răng và các dịch vụ kiểm tra răng miệng tổng quát khác. Khi đến với nha khoa Asia, khách hàng sẽ được phục vụ từ dịch vụ chuyên nghiệp của đội ngũ nha sĩ có bằng cấp cao và tay nghề cực giỏi. Bên cạnh đó còn là đội ngũ nhân viên tư vấn tận tình luôn sẵn sàng giải quyết thắc mắc cho khách hàng. 

tác hại của cao răng 4
Địa chỉ lấy cao răng uy tín hàng đầu – Nha khoa Asia

Tại nha khoa Asia bạn không lo lắng bất kì điều gì về chất lượng cũng như giá thành. Với sứ mệnh mang đến cho mỗi khách hàng tới đây sự tự tin và thẩm mỹ hơn trên gương mặt, nha khoa Asia cam kết làm việc chuyên nghiệp, cố gắng trở thành địa chỉ số một cung cấp các dịch vụ chăm sóc răng cho mọi người dân Việt Nam. Vậy hãy đến với nha khoa Asia nếu bạn có nhu cầu muốn được chăm sóc răng miệng.

Bài viết trên là những thông tin giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về tác hại của cao răng cũng như cách phòng ngừa và địa chỉ uy tín giúp bạn lấy cao răng hiệu quả. Nếu bạn đang tìm một địa chỉ uy tín để tẩy cao răng, hãy đến với nha khoa Asia để được trải nghiệm dịch vụ uy tín chất lượng. Vui lòng liên hệ 19000 77791 để được tư vấn trực tiếp và đăng ký lịch khám răng miệng của nha khoa Asia bạn nhé. 



source https://nhakhoaasia.com/tac-hai-cua-cao-rang-va-cach-loai-bo-cao-rang

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ăn kẹo sâu răng có đúng không? Nguyên nhân và hậu quả

Nguyên nhân bọc răng sứ bị lệch khớp cắn? Cần phải làm gì?

Bọc răng sứ mất bao lâu? Những điều cần biết khi thực hiện bọc răng sứ