Các biện pháp trám răng hàm như thế nào

Ngày nay vì nhiều lý do khác nhau mà răng hàm của bạn rất dễ bị hư tổn. Đối với một số trường hợp mới chớm hoặc hư tổn ở mức độ nhẹ thì các bác sĩ sẽ tiến hành trám răng hàm cho bạn. Vậy biện pháp này như thế nào hãy cùng Nha Khoa Asia tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Tổng quan về răng hàm

Răng hàm là những chiếc răng nằm ở vị trí số 6, 7, 8 phía trong cùng hàm. Đối với người trưởng thành, mỗi người sẽ có 12 răng hàm, 6 chiếc hàm trên và 6 chiếc hàm dưới. Trong đó 2 chiếc răng hàm số 6 và số 7 có vai trò chủ lực trong quá trình nhai và nghiền thức ăn của mọi người. Vậy nên các bạn cần phải dốc toàn lực để bảo vệ được 2 chiếc răng này.

Còn những chiếc răng hàm số 8 không đóng vai trò gì trong việc ăn uống. Mà ngược lại nó còn khiến cho con người cảm thấy khó chịu. Hầu như các bác sĩ đều khuyên các bạn nên nhổ những chiếc răng hàm dư thừa này để bảo vệ răng số 7. Bởi răng số 8 thường hay mọc lệch dẫn đến ảnh hưởng tới răng số 7 rất nghiêm trọng.

trám răng hàm
Các biện pháp trám răng hàm như thế nào

Những trường hợp nào sử dụng được biện pháp trám răng hàm

Khi những chiếc răng hàm số 6 và 7 gặp phải một trong những dấu hiệu sau đây các bạn cần phải đến ngay các phòng khám nha khoa gần nhất để kiểm tra.

  • Răng hàm bị sâu: đây nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các hư tổn cho răng. Bởi khi nhai và nghiền thức ăn, thức ăn thường bám lại trên bề mặt răng hàm và rất khó vệ sinh sạch sẽ hoàn toàn. Điều này đã tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công bề mặt của răng. Nếu như trường hợp này không được xử lý kịp thời sẽ khiến cho răng hàm bị hư tổn nặng nề.
  • Răng bị mòn: Cũng vì đóng vai trò nhai, nghiền thức ăn nên bề mặt răng hàm rất dễ bị mòn. Chính vì vậy mà các bác sĩ sẽ chỉ định bạn nên trám răng hàm để phục hồi lại nguyên trạng ban đầu cho răng. Vừa đảm bảo thẩm mỹ lại vừa bảo vệ cốt răng khỏi bị hư tổn nặng hơn.
  • Chấn thương do ngã hoặc va đập mạnh: Răng hàm rất dễ bị vỡ do quá trình nhai thức ăn. Lúc này các bác sĩ cũng sẽ tiến hành trám răng để phục hình răng hàm cho các bạn.
trám răng hàm 2
Những trường hợp nào sử dụng được biện pháp trám răng hàm
  • Trám răng hàm dự phòng: rất nhiều người đã lựa chọn biện pháp này để bảo vệ răng lợi trước khi bị vi khuẩn tấn công. Đây cũng là một trong những biện pháp bảo vệ răng hiệu quả mà các nha sĩ thường khuyên dùng. Tuy nhiên trước khi sử dụng biện pháp này, các bạn cần phải chắc chắn điều trị hoàn tất các bệnh lý răng miệng trước khi tiến hành. Điều này sẽ khiến cho chi phí của bạn phát sinh nhiều lên.

Các vật liệu được dùng để trám răng hàm 

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vật liệu được sử dụng để trám răng hàm. Những loại vật liệu này đều có ưu nhược điểm nhất định. Đi kèm với đó là độ bền và chi phí của các loại vật liệu này cũng sẽ khác nhau rất nhiều.

Hôm nay phòng khám nha khoa Asia xin giới thiệu tới các bạn 3 loại vật liệu chính thường được sử dụng để trám răng hàm như sau:

  1. Vàng:

Đây là một loại vật liệu có thành phần cấu tạo từ vàng nên sẽ có độ bền rất cao, có thể chịu được lực nhai thường xuyên và liên tục. Thời gian sử dụng loại vật liệu này có thể lên đến trên 10 năm. Tuy nhiên nhược điểm của loại vật liệu này lại chính là có màu vàng gây mất thẩm mỹ sau khi trám. Bên cạnh đó vàng cũng có thể gây kích ứng với cơ thể con người nếu như không phù hợp.

trám răng hàm 3
Các vật liệu được dùng để trám răng hàm
  1. Amalgam:

Loại vật liệu này là sự tổng hợp giữa các loại vật liệu như thủy ngân, bạc, đồng, kẽm và thiếc. Vậy nên vết trám trên răng của bạn sẽ có màu xám bạc, độ bền của vật liệu cũng khá cao, cũng có thể duy trì được từ 5 đến 10 năm. Thời gian duy trì được bao lâu cũng còn phụ thuộc vào cách bạn vệ sinh răng miệng hàng ngày. Cũng giống như vàng amalgam cũng rất dễ gây dị ứng với cơ thể con người.

  1. Composite:

Đây là một loại vật liệu mới được ứng dụng trong lĩnh vực nha khoa. Thế nhưng loại vật liệu này cũng đã nhanh chóng tạo dựng được thành công cho riêng mình bởi các ưu điểm vượt trội như:

trám răng hàm 4

  • Tính thẩm mỹ cao nhờ màu sắc gần giống với răng thật.
  • Khả năng chịu lực tốt nên gia tăng tuổi thọ của vết trám.

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về biện pháp trám răng hàm. Nha khoa Asia rất hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích được cho các bạn.



source https://nhakhoaasia.com/cac-bien-phap-tram-rang-ham-nhu-the-nao

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nguyên nhân bọc răng sứ bị lệch khớp cắn? Cần phải làm gì?

Ăn kẹo sâu răng có đúng không? Nguyên nhân và hậu quả

Cách xử lý răng hàm bị sâu chỉ còn chân răng tốt nhất