Trám răng sâu chất liệu nào là tốt nhất? Quy trình thực hiện ra sao?
Trám răng sâu – Trám răng là một phương pháp được sử dụng phổ biến trong nha khoa. Nó hỗ trợ cải thiện thẩm mỹ và khả năng ăn nhai của các răng bị sâu, mẻ. Đây cũng là phương pháp nhanh chóng và ít gây đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều vật liệu trám với những ưu nhược điểm khác nhau. Hãy cùng Nha khoa Asia tìm hiểu về các loại vật liệu trám răng sâu được ưa chuộng để có lựa chọn phù hợp.
Cần phải trám răng sâu khi nào?
Sâu răng là một căn bệnh phổ biến ở mọi người, nhất là trẻ em đang trong giai đoạn phát triển. Người ta có rất nhiều phương pháp để cải thiện tình trạng sâu răng. Thế nhưng phương pháp đơn giản, nhanh chóng và hữu hiệu nhất vẫn là trám răng.
Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của sâu răng thì nó rất khó phát hiện. Mà không trám răng kịp thời sẽ khiến cho vi khuẩn trở nên phát triển, dẫn tới ngà răng, ăn sâu đến tủy và gây ra những cơn đau nhức dữ dội.
Vì thế, người bệnh cần thăm khám thường xuyên và ngăn chặn tình trạng sâu răng từ khi mới xuất hiện.
Các loại vật liệu trám răng sâu được ưa chuộng
Trên thực tế thì không có loại vật liệu trám răng hoàn hảo. Các vật liệu được lựa chọn cần phải đảm bảo phù hợp với mức độ sâu răng, người bệnh có bị dị ứng với vật liệu hay không, vị trí cần trám và chi phí. Một vài vật liệu trám được sử dụng phổ biến nhất cho bạn tham khảo:
Trám răng mạ vàng
Phương pháp này phù hợp với mô nướu, có thể sử dụng tới 20 năm. Các chuyên gia thường đánh giá trám răng vàng là vật liệu tốt nhất. Tuy nhiên, vật liệu trám răng mạ vàng này vẫn có những nhược điểm nhất định:
– Giá của trám răng mạ vàng cao hơn so với các vật liệu khác.
– Phải đi thăm khám nhiều lần.
Trám răng bằng amalgam (trám bạc)
Đây là vật liệu có độ bền tương đối cao lại phù hợp với kinh tế của hầu hết mọi người. Tuy nhiên, Amalgam thường có màu sắc không giống với răng tự nhiên cho nên không được sử dụng cho khu vực răng cửa.
Trám răng sâu bằng nhựa composite
Vật liệu này có màu sắc gần như tương đối với màu răng tự nhiên. Vì thế mà người ta thường sử dụng để trám răng cửa. Trám composite có liên kết với răng thật giúp làm tăng chức năng của nó. Tuy nhiên thì vật liệu này vẫn tồn tại những nhược điểm như:
– Thiếu độ bền, tuổi thọ chỉ khoảng 5 năm.
– Quy trình thực hiện trám răng lâu hơn, có thể mất nhiều hơn 20 phút so với vật liệu khác.
– Sau khi trám còn phải thăm khám nhiều lần.
Trám răng bằng sứ
Đây còn được gọi là phương pháp trám răng inlay hoặc onlay. Vật liệu này khớp với màu tự nhiên và có khả năng chống ố vàng. Nó có thể bao phủ hầu hết bề mặt của răng. Tuy nhiên, giá thành của vật liệu này cũng đắt như trám răng mạ vàng.
Nếu sâu răng nặng, cần phải loại bỏ răng thì các nha khoa sẽ khuyên bạn nên sử dụng mão răng.
Quy trình trám răng sâu tiêu chuẩn
Khi bạn lựa chọn dịch vụ trám răng tại Nha Khoa Asia thì sẽ được tiến hành theo các quy trình lần lượt như sau:
Bước 1: Thăm khám tổng quát
Bác sĩ tiến hành thăm khám để chẩn đoán mức độ sâu răng. Sau đó cho chụp X-Quang để kiểm tra tủy. Sau đó nha sĩ sẽ tiến hành lựa chọn phương pháp và vật liệu phù hợp và tư vấn cho bệnh nhân.
Bước 2: Sửa soạn xoang trám
Tiến hành gây tê và khoan một đường nhỏ trên thân răng. Sau đó nạo sạch mô tủy hư hỏng và vệ sinh. Phần này sẽ được vệ sinh một cách kỹ lưỡng để không cho vi khuẩn sẽ tiếp tục phát triển.
Bước 3: So sánh màu răng để xác định vật liệu và đặt khuôn trám
Việc xác định màu răng sẽ giúp cho bác sĩ có thể dễ dàng lựa chọn được vật liệu thích hợp cho bệnh nhân. Khuôn trám chỉ sử dụng trong trường hợp bờ xoang sâu dưới nướu.
Bước 4: Tiến hành trám răng sâu
Quy trình thực hiện khi tiến hành trám răng như sau: xói mòn acid, tạo lớp dán và trám bằng vật liệu đã được lựa chọn từ trước.
Bước 5: Kiểm tra lại
Sau khi đã hoàn tất thì các nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các điểm vướng, cộm. Kiểm tra xem việc ăn nhai của bệnh nhân có dễ dàng và thoải mái hay không.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có được lựa chọn loại vật liệu trám phù hợp nhất. Hãy đến với Nha khoa Asia khi bạn có nhu cầu trám răng sâu.
source https://nhakhoaasia.com/tram-rang-sau-chat-lieu-nao-la-tot-nhat
Nhận xét
Đăng nhận xét