Trám Răng là gì? Giá bao nhiêu hiện nay?
Trám răng là một trong các phương pháp phục hình thẩm mỹ phổ biến nhất hiện nay có vai trò quan trọng trong việc phục hình những chiếc răng khiếm khuyết. Khi đó, bên cạnh khôi phục lại vẻ thẩm mỹ, trám răng còn có thể ngăn ngừa hiệu quả các bệnh lý. Vậy trám răng có thực sự tốt không, giá bao nhiêu hiện nay.
Trám răng là gì?
Trám răng hay còn gọi là hàn trám thẩm mỹ – là phương pháp khôi phục các khiếm khuyết như mẻ, vỡ, sâu, thưa kẽ,… bằng các vật liệu chuyên dụng. Phương pháp này không những có thể áp dụng khi điều trị các bệnh lý hư sâu răng mà còn có vai trò khôi phục thẩm mỹ như vỡ mẻ hay thưa kẽ.
Những trường hợp nào cần trám răng? Tại sao cần trám răng càng sớm càng tốt?
Trám răng khi có tình trạng nứt – vỡ – mẻ
Răng vỡ mẻ bên cạnh gây ra các tác động về thẩm mỹ mà còn có thể gây ra các nguy cơ cho các bệnh lý như viêm tủy, sâu răng. Do đó, nếu rơi vào tình trạng vỡ mẻ răng thì nên đến nha khoa xử lý kịp thời nhằm tránh tình trạng răng vỡ to hơn, ảnh hưởng ngà và sâu vào bên trong tủy răng. Ngoài ra, trám khi vỡ mẻ sớm sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí so với phương pháp Bọc sứ.
Trám răng khi có tình trạng sâu răng
Thông thường, một chiếc răng sâu sẽ trải qua 4 giai đoạn phát triển và khi bước vào giai đoạn 3 và 4, trám răng không thể áp dụng. Khi đó, răng đã có dấu hiệu sâu vào cấu trúc bên trong, dẫn đến tình trạng viêm tủy hoặc hoại tử tủy với các cơn đau nhức không ngừng. Trong tình huống nghiêm trọng hơn, NHỔ BỎ sẽ là phương pháp thích hợp nhất. Vì vậy, nhằm tránh tình trạng mất răng vĩnh viễn, nên đến nha khoa trám ngay khi sâu răng còn trong giai đoạn 1 – 2, chỉ mới tổn thương men và ngà răng.
Trám răng khi có tình trạng thưa
Khi nhắc đến răng thưa, người ta thường nghỉ đến phương pháp niềng răng hoặc bọc sứ thẩm mỹ. Tuy nhiên, nếu răng của bạn có tình trạng thưa không quá 2mm thì có thể tiến hành phương pháp trám để tiết kiệm chi phí hơn.
Trám răng khi có dấu hiệu nhạy cảm, ê buốt
Răng lâu ngày do các thói quen nghiến răng hoặc chải răng không đúng cách sẽ có dấu hiệu gây mòn men. Từ đó, răng có dấu hiệu nhạy cảm, ê buốt khi sử dụng các thực phẩm có nhiệt. Khi đó, bạn nên đến nha khoa thăm khám và thực hiện dịch vụ trám để phục hồi.
Trám lại các miếng trám cũ
Nếu các miếng trám cũ đã có dấu hiệu mòn, vỡ hay bong tróc, hoặc có tình trạng đổi màu thì bạn có thể đến ngay nha khoa để trám lại các miếng trám đó. Do đó, bạn có thể đến nha khoa để các nha sĩ trám lại miếng trám cũ.
Tại sao nên trám răng càng sớm càng tốt?
- Hạn chế các vết mẻ, vỡ có nguy cơ lớn hơn
- Ngăn ngừa nguy cơ răng sâu vào giai đoạn 3,4 gây mất răng
- Chi phí rẻ hơn rất nhiều so với Bọc răng sứ hay niềng răng
- Thời gian thực hiện nhanh chóng, phù hợp với các khách hàng bận rộn
- Vật liệu trám an toàn, không lo kích ứng hay nguy hại đến sức khỏe
- Độ bền đảm bảo, duy trì kết quả lâu dài không lo bong tróc
Các vật liệu trám răng hiện nay
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì vật liệu trám trong nha khoa đã có sự đa dạng như sau:
-
Vật liệu Trám Composite
Đây là một trong những vật liệu trám răng phổ biến và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Composite là vật liệu có tính thẩm mỹ ưu việt, màu sắc gần như răng thật và có thể áp dụng cho cả các răng tiền hàm như răng cửa.
-
Vật liệu Trám Amalgam
Vật liệu Amalgam đã được sử dụng từ rất lâu và thường dưới dạng miếng trám màu xám hoặc bạc, thường chỉ áp dụng cho các răng hàm. Amalgam được ưa chuộng vì khả năng bền chắc, phù hợp với chức năng ăn nhai.
-
Vật liệu Trám Inlay/Onlay
Đây là loại phục hình khá được nhiều người ưa chuộng vì có thể áp dụng cho 2 hoặc nhiều bề mặt răng, giữa kẽ hở giữa miếng trám và mô răng. Các bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu hàm để hình thành miếng trám cá nhân hóa theo răng của từng người.
-
Vật liệu Trám bằng vàng
Vật liệu sử dụng cho loại trám này thường là vàng hoặc một số kim loại quý khác như bạc có thể tăng tính thẩm mỹ và độ bền cứng cho miếng trám.
Mỗi một vật liệu trám đều có những đặc tính sinh học và tính chất riêng của mình, do đó, trước khi lựa chọn thì bạn có thể tham vấn ý kiến của các bác sĩ để có được sự phù hợp nhất.
Trám răng giá bao nhiêu hiện nay?
Chi phí trám sẽ có sự chênh lệch giữa các nha khoa và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nhìn chung, chi phí hiện nay không quá cao nên khách hàng không cần qua lo lắng. Do đó, chi phí trám răng sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Vật liệu trám nha khoa
Vât liệu trám răng là một trong các yếu tố quan trọng quyết định đến chi phí thực hiện. Hiện nay, tại các nha khoa thì Amalgam, Composite, Inlay/Onlay,… là các vật liệu trám phổ biến nhất với giá thành chênh lệch nhau. Thông thường, giá tiền của vật liệu Inlay/ Onlay là cao nhất, rồi đến Composite và cuối cùng là Amalgam. Tại Nha khoa Asia, vật liệu được tin dùng nhiều nhất là Composite có giá thành như sau:
Loại răng – số lượng răng cần trám
Yếu tố ảnh hưởng đến chi phí trám răng không chỉ là số lượng răng cần trám mà thêm vào đó còn có vị trí răng. Thêm vào đó, giá trám răng cửa hay răng nanh cũng sẽ rẻ hơn so với trám răng hàm nhai vì thao tác thực hiện phức tạp hơn, đòi hỏi nhiều kỹ thuật và thời gian hơn. Đó chính là lý do vì sao mà chi phí trám răng có sự chênh lệch ở vị trí phục hình.
Các dịch vụ kèm theo
Để kết quả trám răng diễn ra thuận lợi và tối ưu, các bác sĩ thường tiến hành vệ sinh sạch sẽ toàn bộ khoang miệng bằng các dịch vụ như: cạo vôi răng, đánh bóng răng, hoặc tẩy trắng sau khi trám để có kết quả tốt hơn. Do đó, chi phí trám răng có thể bị ảnh hưởng bởi các dịch vụ này. (*)
(*) Lưu ý: Tùy theo tình trạng mỗi người và nhu cầu của khách hàng, chi phí của các dịch vụ kèm theo mới diễn ra.
Công nghệ trám
Hiện nay, để kết quả trám răng được tối ưu, rất nhiều nha khoa đã ứng dụng công nghệ Laser Tech nên chi phí sẽ cao hơn so với cách trám răng kiểu cũ. Khi đó, loại công nghệ mới này sẽ giúp cho miếng trám được đông cứng nhanh hơn, đảm bảo kết dính và mang lại hòa hợp giữa vật liệu trám răng và mô răng thật. Công nghệ mới này sẽ khắc phục hoàn hảo các khiếm khuyết mà trám răng truyền thống mang lại.
BẢNG GIÁ DỊCH VỤ CHO NGƯỜI LỚN TẠI NHA KHOA ASIA
Trám răng |
Đơn vị |
Giá (VNĐ) |
Trám răng Composite Korea | 1 Xoang | 120.000 |
Trám răng Composite Korea (xoang lớn, xoang II) | 1 Xoang | 250.000 |
Trám răng Composite Germany | 1 Xoang | 250.000 |
Trám răng Composite Germany (xoang lớn, xoang II) | 1 Xoang | 400.000 |
Trám răng Composite Japan | 1 Xoang | 400.000 |
Trám răng Composite Japan (xoang lớn, xoang II) | 1 Xoang | 520.000 |
Trám nhóm răng cửa thẩm mỹ | 1 Xoang | 650.000 |
BẢNG GIÁ DỊCH VỤ CHO TRẺ EM TẠI NHA KHOA ASIA
Trám răng |
Đơn vị |
Giá (VNĐ) |
Trám răng sữa (GC 9) – xoang nhỏ | 1 Xoang | 120.000 |
Trám răng sữa (GC 9) – xoang lớn | 1 Xoang | 250.000 |
Trám răng Composite Korea | 1 Xoang | 250.000 |
Trám răng Composite Korea (xoang lớn, xoang II) | 1 Xoang | 400.000 |
Trám răng Composite Germany | 1 Xoang | 400.000 |
Trám răng Composite Germany (xoang lớn, xoang II) | 1 Xoang | 520.000 |
Trám răng Composite Japan | 1 Xoang | 530.000 |
Trám răng Composite Japan (xoang lớn, xoang II) | 1 Xoang | 650.000 |
source https://nhakhoaasia.com/tram-rang-la-gi-gia-bao-nhieu-hien-nay
Nhận xét
Đăng nhận xét