Bọc răng sứ toàn hàm có tốt không? Bọc sứ trong trường hợp nào?

Bọc răng sứ toàn hàm là phương pháp thẩm mỹ phổ biến và được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Bên cạnh việc khắc phục hiệu quả các khiếm khuyết như răng ố vàng, nhiễm màu hay các trường hợp lệch lạc mà còn đem lại vẻ thẩm mỹ hoàn hảo cho nụ cười. Tuy nhiên, nhiều người thường lo ngại rằng bọc sứ toàn hàm có tốt không, có gây ra bất cứ tác hại nào không và khi nào thì nên tiến hành bọc sứ toàn hàm?

bọc răng sứ toàn hàm

Bọc sứ toàn hàm là gì? Có bao nhiêu loại?

Bọc sứ toàn hàm chính là phương pháp bọc sứ thẩm mỹ, với hình thức là toàn bộ răng trên cung hàm đều được tiến hành bọc một lớp sứ. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành mài chỉnh bề mặt răng theo tiêu chuẩn và chụp lớp mão sứ sau khi răng đã được mài. Do đó, phương pháp này sẽ hoàn toàn khắc phục các khiếm khuyết thông thường mà trám răng hay tẩy trắng răng không thể thực hiện được.

Bọc răng sứ toàn hàm có 2 loại chính

Bọc răng sứ toàn hàm sứ kim loại

Bọc răng sứ toàn hàm sứ kim loại là phương pháp sử dụng loại sứ có phần khung sườn làm từ các loại hợp kim Ni-Cr hoặc Co-Cr hoặc loại sứ có lớp sườn bên trong làm từ hợp kim Titan. Đây là loại sứ được nhiều người lựa chọn và sử dụng vì có giá thành rẻ, hợp lý với kinh tế của nhiều người. Ngoài ra, sứ kim loại còn có loại làm từ các kim loại quý như vàng , bạc, platin, palladium,… và được xem là đắt đỏ nhất trong các loại sứ kim loại

bọc răng sứ toàn hàm sứ kim loại

Ưu điểm của các loại sứ kim loại

  • Giá thành rẻ
  • Có thể khắc phục hoàn hảo các khiếm khuyết trên răng miệng
  • Đảm bảo ăn nhai
  • Có thể ăn nhai thoải mái

Khuyết điểm của các loại sứ kim loại

  • Loại sứ từ kim loại dễ bị oxy hóa dưới tác động từ các axit trong khoang miệng
  • Sứ kim loại dễ bị đổi màu, đen cổ răng, viền nướu
  • Xuất hiện ánh đen khi có ánh sáng chiếu vào
  • Tuổi thọ không cao, chỉ từ 5 – 7 năm
  • Chỉ phù hợp trong một số trường hợp
  • Hạn chế về yếu tố thẩm mỹ

Bọc răng sứ toàn hàm sứ toàn sứ 

Bọc răng sứ toàn hàm sứ toàn sứ là phương pháp sử dụng loại sứ toàn sứ với cấu tạo sứ nguyên khối, không pha kim loại. Do đó, có thể nói rằng sứ toàn sứ có nhiều ưu điểm vượt trội so với sứ kim loại, tuy rằng giá thành có thể cao hơn. Sứ toàn sứ có những ưu điểm nổi bật như:

bọc răng sứ toàn hàm sứ toàn sứ

  • Độ bền được đánh giá cao, gấp nhiều lần so với răng thật
  • Nguyên liệu sứ an toàn, tương thích sinh học
  • Không gây đen viền nướu, không xỉn màu
  • Màu sắc tự nhiên như răng thật

Các loại răng sứ toàn sứ phổ biến và được ưa chuộng hiện nay như: sứ Zirconia, sứ Centonia, sứ Cercon, sứ Lava Plus, sứ Cercon HT,….

Tham khảo: Bảng giá Răng sứ toàn sứ mới nhất 2021 

Bọc răng sứ toàn hàm có tốt không? Có gây hại gì không?

Bọc răng sứ toàn hàm là phương pháp thẩm mỹ dành cho những trường hợp cần khắc phục các khiếm khuyết như răng ố vàng, nhiễm màu nghiêm trọng, mẻ, vỡ hoặc lệch lạc nhẹ. Khi đó, các phương pháp thông thường như trám răng hay tẩy trắng răng không thể khắc phục được các khiếm khuyết hay nhiều người không mong muốn mất quá nhiều thời gian cho việc niềng răng thì bọc sứ là lựa chọn thích hợp. 

Bọc răng sứ toàn hàm khi răng nhiễm màu

Các trường hợp nên Bọc răng sứ toàn hàm:

  • Răng có tình trạng ố vàng nghiêm trọng từ bên trong cấu trúc răng không thể tẩy trắng răng
  • Răng nhiễm màu cấp độ 3, 4 không thể áp dụng tẩy trắng
  • Răng mẻ, vỡ mảng lớn không thể thực hiện phương pháp trám răng
  • Răng sau khi thực hiện điều trị tủy
  • Răng có tình trạng lệch lạc nhẹ nhưng không muốn mất quá nhiều thời gian cho việc niềng răng
  • Răng có kích thước quá to hoặc quá nhỏ, các tình trạng răng bị thưa kém thẩm mỹ

Vậy Bọc răng sứ toàn hàm có tốt không?

  • Phục hình hoàn hảo vẻ thẩm mỹ cho nụ cười

Đối với những người luôn tự ti về nụ cười với nhiều khiếm khuyết thì bọc răng sứ là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Khi đó, các khiếm khuyết như mẻ, vỡ, ố vàng,… sẽ được khắc phục triệt để, đem đến cho bạn một nụ cười trọn vẹn và không mất quá nhiều thời gian như niềng răng lại hiệu quả hơn rất nhiều so với trám hay tẩy trắng.

  • Đảm bảo chức năng ăn nhai

Bên cạnh yếu tố thẩm mỹ, bọc răng sứ vẫn đảm bảo hoàn hảo chức năng ăn nhai cho người bọc sứ. Không chỉ diện mạo bên ngoài, răng sứ vẫn đạt tiêu chuẩn về độ bền, khả năng chịu lực và phục hồi như một chiếc răng thật. Một chiếc răng sứ chính hãng, có độ chịu lực trung bình từ 360Mpa lên đến 900Mpa (so với răng thật 80 – 120 Mpa), đảm bảo hoàn hảo lục nhai cho cả răng hàm nhai.

  • Cố định trên cung hàm

Nếu như hàm tháo lắp thường xuyên có tình trạng rơi rớt, trược lệch khỏi khoang miệng, trám răng có thể vỡ mẻ tái lại hay tẩy trắng xong răng vẫn bị ố vàng thì bọc răng sứ được gắn cố định trên mô răng thật. Do đó, khi phục hình bọc sứ, bạn không cần phải lo lắng về việc sứ bị thay đổi hay xô lệch trên cung hàm nhé.

Bọc răng sứ toàn hàm có gây hại gì không?

Dù bọc răng sứ có nhiều lợi ích được đông đảo mọi người công nhận, nhưng nhiều người vẫn lo ngại rằng bọc răng sứ có hại gì hay không, nhất là những người tiến hành bọc răng sứ toàn hàm. Vậy có phải bọc răng sứ có hại hay không?

  • Mão sứ bị rơi sút khi ăn nhai

Trong một số trường hợp, nhiều người sau khi bọc răng sứ có xảy ra tình trạng rơi sút mão sứ khi đang ăn nhai. Thực tế, vấn đề trên xảy ra là do việc sử dụng cement – lớp xi măng gắn cùi răng thật và mão sứ quá ít hoặc không phù hợp với vật liệu sứ. Ngoài ra, việc rơi mão còn do kỹ thuật bọc kém hoặc va chạm quá mạnh khi ăn nhai.

  • Các bệnh lý răng miệng

Nhiều người sau khi bọc răng sứ một thời gian đã quay lại nha khoa than phiền về vấn đề viêm nướu hay hôi miệng xuất hiện. Vấn đề thường xảy ra có thể là do trước đó bạn vẫn chưa điều trị triệt để các bệnh lý hoặc do khi gắn mão, mão sứ không khít với cùi răng. Do đó, những khoảng trống sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm và hôi miệng.

  • Lệch khớp cắn

Tình trạng này thường xảy ra khi lớp mão mới lệch với lớp sinh lý cũ hoặc lớp mão sứ không đúng, không cân đối. Khi đó, lệch khớp cắn sẽ khiến răng bạn đau nhức, ê buốt; nướu bị tổn thương gây chảy máu, viêm nhiễm hoặc gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. 

Làm thế nào để tránh các tác hại từ việc Bọc răng sứ toàn hàm?

Bọc răng sứ toàn hàm có gây hại thường xuất phát từ các nguyên nhân như chất lượng dịch vụ, tay nghề bác sĩ hay nguồn gốc xuất xứ của các nguyên vật liệu. Do đó, để tránh các tác hại từ việc bọc sứ, bạn nên:

lựa chọn địa chỉ uy tín để bọc răng sứ toàn hàm

  • Hiểu rõ được tình trạng răng miệng của bản thân, tham vấn ý kiến của bác sĩ về việc nên hay không nên bọc sứ trong trường hợp của bạn.
  • Lựa chọn nha khoa uy tín có nguồn gốc vật liệu đảm bảo, tránh sứ giả và kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe của mình
  • Lựa chọn bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm

Vì vậy, có thể thấy rằng, việc bọc răng sứ toàn hàm sứ kim loại hay sứ toàn sứ đều có các lợi ích nhất định. Tuy nhiên, để phòng ngừa các tác hại không mong muốn từ việc bọc sứ, bạn nên lưu ý lựa chọn địa chỉ thực hiện dịch vụ nha khoa uy tín và các bác sĩ có tâm với nghề để không phải tiền mất tật mang bạn nhé.



source https://nhakhoaasia.com/boc-rang-su-toan-ham-co-tot-khong

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nguyên nhân bọc răng sứ bị lệch khớp cắn? Cần phải làm gì?

Ăn kẹo sâu răng có đúng không? Nguyên nhân và hậu quả

Cách xử lý răng hàm bị sâu chỉ còn chân răng tốt nhất